Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp – cơ hội và thách thức

Sáng 8/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam và Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp – cơ hội và thách thức”.

Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
Hội thảo “Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp – Cơ hội và thách thức” do Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức.

Tham dự và chủ trì hội thảo có: 1) TS. Trần Văn Lượng – Hiệp hội Công nghiệp môi trường; 2) TS. Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương và các đại biểu: PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); TS. Nguyễn Duy Thái- Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp môi trường; TS. Phạm Sỹ Tiệp – Viện Trưởng, Viện nghiên cứu Môi trường và các vấn đề Xã hội; PGS. TS. Phạm Hoàng Lương – Giám đốc Viện KHCN quốc tế Việt Nam-Nhật Bản; TS. Lê Huy Khôi – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Chính sách Công Thương; các đại biểu có tham luận tại Hội thảo; các đại biểu đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Sở Tài nguyên và Môi trường một số địa phương khu vực phía bắc; Các nhà khoa học, chuyên gia và hơn 50 doanh nghiệp tham dự Hội thảo.

Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
TS. Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương phát biểu khai mạc Hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương phát biểu khai mạc Hội thảo nhấn mạnh: “Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đối khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó, mục tiêu đến năm 2025 để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thực hiện một số nội dung như sau: 1) Giảm từ 25% đến 30% tổng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải trong điều kiện phát triển thông thường của lĩnh vực năng lượng; 2) 100% các cơ sở thuộc danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê và có kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính; và 3) Nỗ lực tối đa trong việc kiểm kê và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm phát thải khí mê-tan trong quá trình khai thác than, dầu khí, đốt nhiên liệu hóa thạch.

Như vậy, để đạt được các mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa giảm phát thải và đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 thì phát triển công nghiệp và năng lượng phát thải carbon thấp là một trong những giải pháp then chốt”.

Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Đức Thanh – Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho hay:“Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các bon thấp là xu hướng chủ đạo hiện nay trên toàn cầu. Thế giới đang có bước chuyển căn bản sang nền kinh tế carbon thấp, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, thích ứng với BĐKH. Công nghiệp carbon thấp trở thành nhân tố quan trọng của quá trình chuyển đổi, đóng góp quan trọng nhất trong việc giảm lượng phát thải cacbon của các quốc gia và trên thế giới.

Hội thảo đã nghe nhiều bài tham luận. Ông Ngô Đức Thanh, Phó trưởng phòng, Phòng Môi trường và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương trình bày bài tham luận “Phát triển Công nghiệp phát thải carbon thấp, cơ hội, thách thức và giải pháp”. Ông Thanh nhấn mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các bon thấp là xu hướng chủ đạo hiện nay trên toàn cầu. Thế giới đang có bước chuyển căn bản sang nền kinh tế carbon thấp, giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, thích ứng với biến đổi khí hậu. Công nghiệp carbon thấp trở thành nhân tố quan trọng của quá trình chuyển đổi, đóng góp quan trọng nhất trong việc giảm lượng phát thải cacbon của các quốc gia và trên thế giới.

Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
Ông Nguyễn Quang Huy, Thư ký Văn phòng Biển đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh – Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững – Bộ Công Thương

Bài tham luận: “Một số quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, kiểm kê Khí nhà kính ngành Công Thương” do ông Nguyễn Quang Huy, Thư ký Văn phòng Biển đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh – Vụ Tiết kiệm Năng lượng và phát triển bền vững – Bộ Công Thương trình bày. Ông Huy trích dẫn một số căn cứ pháp lý liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) như: Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020; Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức

Bà Nguyễn Thanh Ngân – Phó trưởng ban, Ban đầu tư phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam trình bày bài tham luận “Một số giải pháp nhằm giảm phát thải trong ngành Dệt, May”. Theo bà Ngân, mục tiêu ngành dệt may sẽ trở thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế, sản phẩm có chất lượng có năng lực cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trên trường quốc tế, đến năm 2035 phát triển hiệu quả bền vững theo mô hình tuần hoàn nền kinh tế. Để làm được điều đó thì cần một số giải pháp như phát triển thị trường, thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, xanh hoá ngành, sử dụng năng lượng tối ưu, giảm sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường tái chế, tái sử dụng.

TS. Trịnh Quốc Dũng, Khoa Năng lượng Nhiệt, Trường Cơ khí Đại học Bách Khoa Hà Nội trình bày bài tham luận “ Giảm nhẹ phát thải trong hoạt động làm mát các đô thị tại Việt Nam”. Ông Dũng cho biết các thách thức đối với đô thị hiện nay: Hiện tượng nhiệt độ không khí và bề mặt ở các khu vực thành thị cao hơn so với các vùng xung quanh. Bên cạnh đó, các tòa nhà cao tầng gần nhau phản chiếu và hấp thụ ánh sáng mặt trời, sự tích tụ ô nhiễm và thiếu trao đổi nhiệt đối lưu với nhau dẫn tới tăng nhiệt độ so với những khu vực khác; Nắng nóng cực đoan kèm theo sóng nhiệt: Hiện tượng đô thị hoá nhanh kéo theo diện tích cây xanh giảm, bề mặt bê tông tăng. Để giải quyết vấn đề này ông Dũng đưa ra giải pháp làm mát đô thị (Urban cooling) nhằm giúp các thành phố thích ứng với các hiện tượng nắng nóng cực đoan ngày càng tăng do biến đổi khí hậu bao gồm:

➢ Xác định chiến lược và ưu tiên làm mát đô thị trong các văn bản chính sách;

➢ Hỗ trợ thiết kế làm mát không gian công cộng;

➢ Tính toán hiệu quả làm mát của các dự án cải tạo và làm mát không gian công cộng

Xoay quanh chủ đề thảo luận trên, buổi hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp và chia sẻ từ các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Viện.

Qua trao đổi cùng các chuyên gia, Ban tổ chức Hội thảo đã tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các tham luận, cũng như các ý kiến phát biểu của các đại biểu, các nhà khoa học làm cơ sở để đề xuất các kiến nghị, giải pháp đến các cơ quan chức năng trong thời gian tới.

Buổi Hội thảo “Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp: cơ hội và thách thức” đã kết thúc thành công tốt đẹp trong buổi sáng cùng ngày./.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
Hội thảo có sự tham gia quảng cáo truyền thông của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
Phát triển công nghiệp, năng lượng phát thải carbon thấp - cơ hội và thách thức
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Nguồn: Congnghiepmoitruong.vn