Thiết bị biến không khí ô nhiễm thành mực

Một công ty mới thành lập ở Ấn Độ của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Ấn Độ đang đề xuất một giải pháp mới cho vấn đề ô nhiễm không khí ở châu Á: biến ống xả của xe thành mực.

Thiết bị biến không khí ô nhiễm thành mực

Ô nhiễm không khí là tác dụng phụ tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa của mỗi quốc gia, khu vực. Thực trạng này đã truyền cảm hứng cho Anirudh Sharma – nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) sáng tạo ra loại mực làm từ không khí ô nhiễm có tên là AIR-INK.

Bằng cách sử dụng khí thải, một loại mực thân thiện với môi trường được ra đời nhằm đề xuất giải pháp mới cho vấn đề ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Giải pháp này liên quan đến việc gắn thiết bị có tên là Kaalink vào ống xả thông thường. Kaalink lọc và thu cacbon không cháy phát ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn của động cơ. Các chi tiết kỹ thuật của quá trình này vẫn là bí mật, nhưng đại diện Gravinky Labs, một công ty phái sinh từ Phòng thí nghiệm Media của MIT, cho biết quá trình này phần lớn là cơ học và tương đối đơn giản.

Thiết bị biến không khí ô nhiễm thành mực

Anirudh Sharma, người đồng sáng lập công ty cho rằng: “Thiết bị của chúng tôi được thiết kế như sự hợp nhất thông minh của các cảm biến điện tử, thiết bị truyền động cơ học và một hệ thống thu gom. Thiết bị được trang bị thêm ống xả của xe và gắn qua một bộ vít/kẹp hình tam giác”.

Theo các cuộc thử nghiệm tại Graviky Labs, thiết bị Kaalink có thể giữ lại tới 93% khí thải từ các động cơ đốt trong tiêu chuẩn, trong đó có các hạt bụi có đường kính từ 2,5 – 10 micromet có hại với phổi. Và mất khoảng 45 phút để bộ lọc khí thải sản xuất ra 1ounce mực (khoảng 30ml) – đủ cho một chiếc bút.

Nhưng làm thế nào để biến đổi cacbon được thu hồi thành mực? Đó cũng là bí ẩn, nhưng Sharma cho rằng cacbon thu hồi đi ra khỏi đầu kia của quá trình dưới dạng mực in chất lượng cao, có thể được bán ở cả thị trường tiêu dùng và thị trường công nghiệp.

Công ty hy vọng sẽ mở rộng hoàn toàn hệ thống không chỉ dành riêng cho xe. Những thay đổi trên thiết bị Kaalink có tiềm năng được gắn với lò sưởi, ống khói và các hệ thống ống xả công nghiệp khác.

Sharma cho rằng: “Ở giai đoạn này, thiết bị Kaalink vẫn đang trải qua nhiều vòng kiểm tra và chứng nhận cuối cùng. Chúng tôi dự định triển khai sử dụng nó trên ô tô, xe tải và lò sưởi với kích thước và quy mô khác nhau cũng như giúp các cá nhân, tổ chức và chính phủ thu hồi và tái chế ô nhiễm”.

Đây là một quá trình phức tạp sẽ là sự bền vững so với cách sản xuất mực thông thường dựa trên việc đốt nhiên liệu hóa thạch. “Ngay cả khi chỉ có 15% nguồn cung cấp mực in trên thế giới được thay thế bằng mực Air Ink, chúng ta vẫn có thể thu hồi được rất nhiều không khí ô nhiễm”. Đó là một mục tiêu đáng giá – càng có nhiều mực trên giấy, càng ít không khí ô nhiễm trong phổi của bạn.

Giang Nam

Nguồn: Congnghiepmoitruong.vn